1. Loại hình doanh nghiệp: Biết doanh nghiệp kinh doanh loại hình gì để coi cơ cấu sổ sách cho phù hợp. Sổ sách kế toán thường theo 03 loại hình chính: Sản xuất- Thương mại-Dịch vụ.
  2. Doanh thu (511):Thông thường có 03 loại doanh thu lớn: (thương mại (5111) sản xuất (5112) Dịch vụ (5113). Doanh thu để đánh giá được độ lớn của doanh nghiệp. Doanh thu càng lớn càng phải xem và làm kỹ hồ sơ. Doanh thu trong năm thường khớp với tổng cộng bán ra trên tờ khai thuế giá trị gia tăng. Trong trường hợp kê khai thuế GTGT theo tháng thì là tổng cộng bán ra trên tờ khai thuế GTGT của 12 tháng. Còn kê khai GTGT theo Quí là tổng cộng bán ra của 04 quí. Không khớp giữa doanh thu và bảng kê bán ra của GTGT có thể nằm trong thu nhập khác (711), có kê khai trong bảng kê bán ra GTGT nhưng không định khoản là doanh thu (511) mà hạch toán và thu nhập khác (711). Ngoài ra nằm mục doanh thu chưa thực hiện hạch toán 3387, đã kê kê trên bảng kê bán ra nhưng chưa hạch toán doanh thu…
  3. Giá vốn (632):Doanh thu nào đi liền với giá vốn đó (5111 thương mại thì đi với giá vốn 6321, 5112-6322, 5113-6323). Lưu ý giá vốn không nên để cao hơn doanh thu vì khó giải trình với cơ quan thuế. Giá vốn thương mại (6321) khớp với tổng giá trị xuất ra trong nhập xuất tồn hàng hóa (156). Giá vốn tùy loại hình và tùy theo độ lớn của doanh thu. Nhưng chiếm khoản 70%-80% doanh thu là tương đối đẹp. Còn để cho chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng.
  4. Tiền mặt (1111) : Chỉ quan trọng với doanh nghiệp có đi vay và hạch toán lãi vay (635). Doanh nghiệp đi vay tồn tiền mặt nhiều, vay để bổ sung vốn điều lệ thì chi phí lãi vay không được đưa vào chi phí. Vì vậy phải giảm tiền mặt bằng cách cho giám đốc mượn (1388), tạm ứng công tác (141)… Trong trường hợp thiếu tiền mặt cần phải mượn tiền giám đốc (3388) đảm bảo quĩ tiền mặt ko bị âm
  5. Tiền gửi ngân hàng (112) cần khớp số dư với sao kê ngân hàng. Lưu ý đối với một số khoản thu, chi có trong tài khoản ngân hàng nhưng ko phục vụ sản xuất kinh doanh, hoặc ko có hóa đơn chứng từ để đưa vào chi phí, hoặc ko xuất hóa đơn cần phải tất toán những khoản trên. Có thể chuyển sang tạm ứng (141) rồi thu lại, hoặc thu lại tiền hàng (331), trả lại tiền cho khách hàng (131)
  6. Phải thu (131): Phải thu phải chi tiết theo từng đối tượng khách hàng, không gom vào 01 cục 131 không biết của ai. Lưu ý khoản thu nằm bên có. Nghĩa là khách hàng đã trả tiền nhưng công ty chưa xuất hóa đơn. Trong trường hợp ứng trước là đúng và chờ cho xong hợp đồng mới xuất hóa đơn là Ok. Trong trường hợp là khách hàng không lấy hóa đơn mà chuyển nhầm vào tài khoản công ty cần làm lại bút toán trả lại tiền hàng cho đối tác (Nợ 131 có 111, 112). Trên 20 triệu hoặc dưới 20 triệu khách hàng trả bằng tiền mặt đều được. Số dư đẹp là nằm bên nợ nghĩa là còn phải thu khách hàng hoặc số dư 131 bằng không.
  7. Phải trả (331): Phải trả chi tiết theo từng đối tượng khách hàng. Lưu ý hóa đơn từ 20 triệu trở lên phải hạch toán vào tài khoản 331 và bắt buộc thanh toán không dùng tiền mặt mới được khấu trừ VAT và đưa vào chi phí TNDN. Lưu ý từng hóa đơn dưới 20 triệu nhưng nhiều hóa đơn cùng 01 ngày và của cùng 01 khách hàng, tổng cộng từ 20 triệu đồng trở lên cũng phải thanh toán qua ngân hàng. Hóa đơn có giá trị thanh toán từ 20 triệu trở lên lỡ thanh toán bằng tiền mặt thì liên hệ với khách hàng, chuyển khoản cho khách hàng và nhờ khách hàng rút ra trả lại công ty. Như vậy hợp thức hóa hóa đơn mua vào trên 20 tr. 331 bên nợ có nghĩa là công ty ứng trước cho khách hàng nhưng khách hàng chưa xuất hóa đơn. Vì vậy phải đòi hóa đơn từ khách hàng. Trong trường hợp ko lấy hóa đơn mua vào để tiết kiệm thuế GTGT thì cần hạch toán thu lại tiền hàng (Nợ 111, 112 có 331).
  8. Thuế GTGT được khấu trừ (133): Tổng nợ 133 trên cân đối phát sinh phải khớp với Tổng số thuế GTGT được khấu trừ kỳ này trên tờ khai thuế GTGT. Số dư 133 phải khớp với thuế GTGT chưa khấu trừ hết kỳ này của tháng 12 (đối với kê khai theo tháng), Quí 4 đối kê khai theo Quí.
  9. Hàng hóa (156): Giá trị 156 trên cân đối phát sinh khớp với nhập xuất tồn hàng năm. Số dư cuối kỳ 156 trên cân đối phát sinh khớp với tồn kho cuối kỳ trong bảng nhập xuất tồn. Giá trị bên có tài khoản 156 phát sinh trong kỳ khớp với giá trị xuất kho trong nhập xuất tồn và khớp với giá vốn trên bảng kết quả hoạt động kinh doanh.Lưu ý hàng hóa không được để âm
  10. Nguyên vật liệu (1521) Số dư cuối kỳ trên cân đối phát sinh khớp với tồn kho trên nhập xuất tồn
  11. Chi phí dỡ dang (154) : cần chi tiết cho từng công trình, từng hợp đồng. Số dư cuối kỳ 154 cần biết rõ là của công trình nào
  12. Tài sản cố đinh (211) thời gian khấu hao số năm theo thông tư 45 hướng dẫn tài sản cố định chứ không cảm tính đưa thời gian khấu hao. Tài sản cố định cần có bảng chi tiết theo dõi khấu hao
  13. Phân bổ (242) cần có bảng chi tiết theo dõi phân bổ. Số dư 242 trên cân đối phát sinh phải khớp với tồn cuối kỳ trên bảng phân bổ. Chi phí phân bổ không quá 36 tháng.
  14. Thuế GTGT (3331): Cuối năm xin bảng tình hình thuế vụ của bên cơ quan thuế hoặc tra cứu nợ thuế trên trang web https://thuedientu.gdt.gov.vn/ và đối chiếu lại số liệu, điều chỉnh số liệu cho khớp tình hình thuế của cơ quan thuế.
  15. Tiền lương (3341). Chi phí lương được đưa vào chi phí chỉ cần có bảng lương và hợp đồng lao động là được. Việc đóng hoặc không đóng BHXH thuế ko quan tâm lắm vì không phải trách nhiệm của cơ quan thuế mà BHXH theo dõi nguồn thu. Nếu đóng BHXH thì bảng lương có giá trị tin cậy cao hơn tuy nhiên lỡ không đóng cũng nên hạch toán tiền lương. Giữ liệu Quyết Toán Thuế TNCN của thuế đã có sự liên kết chuyển sang BHXH để BHXH quản lý số lao động nên càng hạn chế chi phí tiền lương ảo” càng tốt. Có thể hạch toán bớt tiền thuê nhà một năm dưới 100tr để đưa vào chi phí. Lưu ý chi phí tiền lương là chi phí 50-50, nên không đưa vào nhiều quá và cũng là phương án để giảm lợi nhuận khi cần thiết vì BHXH và Thuế ít khi nào đi cùng để kiểm tra doanh nghiệp. Gặp ông thuế xử lý theo hợp đồng dài hạn để đưa vào chi phí, không phải khấu trừ thuế TNCN thời vụ. Còn gặp Ông BHXH xử lý theo bảng lương thời vụ để không đóng BHXH. Chi phí lương trên cân đối phát sinh phải khớp với bảng lương 12 tháng, khớp với tờ khai quyết toán thuế TNCN trong năm và khớp với hợp đồng lao động.
  16. Vay ngân hàng (341) cần theo dõi từng khế ước vay. Cuối năm đối chiếu tổng vay với khách hàng và nên đối chiếu với CIC về khoản nợ vay. Lưu ý khi đi vay cần giảm tiền mặt để bảo vệ chi phí lãi vay, tránh bị loại do đi vay để bổ sung vốn điều lệ. Nhiều khoản vay thì chi phí lãi vay cần theo dõi theo từng khoản vay. Trường hợp vay thanh toán, không qua tài khoản ngân hàng của công ty, hạch toán dựa vào giấy nhận nợ (Nợ 331 có 341).
  17. Lãi Vay (635) Thông thường khoản 8- 11% so với khoản vay. Nếu quá cao cần xem lại có thể hoạch toán tiền trả gốc thành trả lãi vay. Lưu ý việc trả cho ngân hàng lãi và gốc cùng lúc trong sổ phụ chỉ ghi tắc là thanh toán lãi gốc vay. Phải tách riêng lãi và gốc ra để tránh hạch toán nhầm, sai xót trọng yếu
  18. Vốn chủ sở hữu (411): Phải khớp với vốn góp trên giấy phép kinh doanh.
  19. Chi phí thuế TNDN ( 8211). Khi làm hồ sơ báo cáo tài chính và quyết thuế TNDN nên đóng 0.3% so với doanh thu. Khi nào thuế kiểm tra mới đóng thêm.
  20.  Cơ cấu sổ sách của 3 loại hình doanh nghiệp chủ yếu:

Hỗ trợ giải đáp

Hỗ trợ giải đáp




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *