Công thức – Hướng dẫn cách tính thuế nhà thầu theo giá net và giá gross (thuế GTGT – TNDN – TNCN) đối với cá nhân hoặc tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài.

I. XÁC ĐỊNH DOANH THU TÍNH THUẾ NHÀ THẦU NƯỚC NGOÀI

Để xác định doanh thu tính thuế nhà thầu, bạn phải xác định được giá trị hợp đồng thầu giữa Việt Nam và nhà thầu nước ngoài có phát sinh thu nhập tại Việt Nam đã bao gồm thuế hay chưa.

  • Trường hợp đã bao gồm thuế:
    • Tính thuế nhà thầu theo giá Gross;
    • Doanh thu tính thuế nhà thầu chính bằng giá trị hợp đồng thầu giữa doanh nghiệp tại Việt Nam và nhà thầu nước ngoài;
    • Thực hiện tính thuế GTGT trước, rồi sau đó tính thuế TNDN.
  • Trường hợp chưa bao gồm thuế:
    • Tính thuế nhà thầu theo giá Net;
    • Doanh thu tính thuế nhà thầu phải được quy đổi thành doanh thu đã bao gồm thuế trước khi tính thuế;
    • Thực hiện tính thuế TNDN trước, rồi tính thuế GTGT.

II. CÁCH TÍNH THUẾ GTGT VÀ THUẾ TNDN VỚI NHÀ THẦU LÀ TỔ CHỨC, DOANH NGHIỆP NƯỚC NGOÀI

1. Cách tính thuế nhà thầu khi giá trị hợp đồng là Net

➤ Tính thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)

Doanh thu tính thuế TNDN = (Doanh thu không bao gồm thuế TNDN)/(1 – Tỷ lệ (%) để tính thuế TNDN trên doanh thu)

Trong đó: Doanh thu không bao gồm thuế TNDN là giá trị hợp đồng thầu.

Thuế TNDN = (Doanh thu tính thuế TNDN) x (Tỷ lệ (%) tính thuế TNDN)

➤ Tính thuế giá trị gia tăng (GTGT)

Doanh thu tính thuế GTGT = (Doanh thu chưa bao gồm thuế GTGT)/(1 – Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu)

Trong đó: Doanh thu chưa bao gồm thuế GTGT là doanh thu tính thuế TNDN.

Thuế GTGT = (Doanh thu tính thuế GTGT) x (Tỷ lệ % tính thuế GTGT trên doanh thu)

 

2. Cách tính thuế nhà thầu khi giá trị hợp đồng là Gross

➤ Tính thuế giá trị gia tăng

Thuế GTGT = (Giá trị hợp đồng) x (Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu)

➤ Tính thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế TNDN = (Doanh thu tính thuế TNDN) x (Tỷ lệ thuế TNDN)

Trong đó: Doanh thu tính thuế TNDN = Giá trị hợp đồng – Thuế GTGT phải nộp

 

3. Tỷ lệ % để tính thuế TNDN, thuế GTGT

➤ Tỷ lệ % tính thuế TNDN

Theo Khoản 2, Điều 3, Thông tư 103/2014/TT-BTC, tỷ lệ % thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế đối với ngành kinh doanh như sau:

STTNgành kinh doanhTỷ lệ (%) 

thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế

1Thương mại: phân phối, cung cấp hàng hóa, nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị; phân phối, cung cấp hàng hóa, nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị gắn với dịch vụ tại Việt Nam {bao gồm cả cung cấp hàng hóa theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ (trừ trường hợp gia công hàng hóa cho tổ chức, cá nhân nước ngoài); cung cấp hàng hóa theo điều kiện giao hàng của Các điều khoản thương mại quốc tế – Incoterms}1
2Dịch vụ, cho thuê máy móc thiết bị, bảo hiểm, thuê giàn khoan5
Riêng: Dịch vụ quản lý nhà hàng, khách sạn, casino10
Dịch vụ tài chính phái sinh2
3Cho thuê tàu bay, động cơ tàu bay, phụ tùng tàu bay, tàu biển2
4Xây dựng, lắp đặt có bao thầu hoặc không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị2
5Hoạt động sản xuất, kinh doanh khác, vận chuyển (bao gồm vận chuyển đường biển, vận chuyển hàng không)2
6Chuyển nhượng chứng khoán, chứng chỉ tiền gửi, tái bảo hiểm ra nước ngoài, hoa hồng nhượng tái bảo hiểm0,1
7Lãi tiền vay5
8Thu nhập bản quyền10

 

➤ Tỷ lệ % tính thuế GTGT

Theo Khoản 2, Điều 12, Thông tư 103/2014/TT-BTC, tỷ lệ % thuế GTGT trên doanh thu đối với ngành kinh doanh như sau:

STTNgành kinh doanhTỷ lệ % 

để tính thuế GTGT

1Dịch vụ, cho thuê máy móc thiết bị, bảo hiểm; xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị5
2Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa; xây dựng, lắp đặt có bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị3
3Hoạt động kinh doanh khác2

 

Ví dụ 1: Nhà thầu nước ngoài H cung cấp cho công ty T ở Việt Nam dịch vụ tư vấn giám sát công trình xây dựng, giá hợp đồng chưa bao gồm thuế GTGT, thuế TNDN là 532.000 USD. Theo hợp đồng, công ty T chịu trách nhiệm trả các loại thuế phát sinh thay cho nhà thầu nước ngoài. Tỷ lệ % thuế GTGT và thuế TNDN là 5%.

Khi đó, thuế sẽ được tính theo giá Net vì giá trị hợp đồng nhà thầu nước ngoài nhận được chưa bao gồm thuế.

  • Doanh thu tính thuế TNDN = 532.000 / (1 – 5%) = 560.000 USD

>> Thuế TNDN phải nộp = 560.000 x 5% = 28.000 USD

  • Doanh thu tính thuế GTGT = 560.000 / (1 – 5%) = 589.474 USD

>> Thuế GTGT phải nộp = 589.474 x 5% = 29.474 USD

Ví dụ 2: Nhà thầu nước ngoài N cung cấp cho công ty T ở Việt Nam dịch vụ giám sát công trình xây dựng nhà máy D, giá trị hợp đồng đã bao gồm thuế là 256.500 USD. Theo hợp đồng, nhà thầu nước ngoài chịu trách nhiệm trả các loại thuế phát sinh. Tỷ lệ % thuế GTGT và thuế TNDN là 5%.

Khi đó, thuế sẽ được tính theo giá Gross vì giá trị nhà thầu nước ngoài nhận được đã bao gồm thuế.

  • Doanh thu tính thuế GTGT = Giá trị hợp đồng = 256.500 USD

>> Thuế GTGT = 256.500 x 5%= 12.825 USD

  • Doanh thu tính thuế TNDN = 256.500 – 12.825 = 243.675 USD

>> Thuế TNDN = 243.675 x 5% = 12.184 USD

III. CÁCH TÍNH THUẾ GTGT VÀ THUẾ TNCN ĐỐI VỚI NHÀ THẦU NƯỚC NGOÀI LÀ CÁ NHÂN KINH DOANH 

Căn cứ theo Thông tư số 103/2014/TT-BTC ngày 06/04/2014 quy định rõ cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam, có phát sinh thu nhập tại Việt Nam hoặc theo Khoản 1, Điều 1, Chương 1, Nghị định 90/2007/NĐ-CP ngày 31/05/2007 quy định cá nhân nước ngoài đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nước ngoài, được pháp luật nước ngoài công nhận gọi là thương nhân phải thực hiện nghĩa vụ thuế GTGT và thuế TNCN theo phương pháp tỷ lệ tính trên doanh thu.

Ngoài điều kiện trên, phải xét đến điều kiện khác là cá nhân thuộc diện cư trú hay không cư trú theo Điều 2 của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Nghị định 65 /2013/NĐ-CP, từ đó tính ra được số thuế phát sinh phải nộp theo quy định hiện hành một cách chuẩn xác nhất, cụ thể:

  • Đối với cá nhân cư trú là cá nhân đáp ứng được các điều kiện sau đây:
    • Có mặt tại Việt Nam từ đủ 183 ngày trở lên tính trong năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;
    • Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo Luật Cư trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định pháp luật về nhà ở với thời hạn của hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế.
  • Cá nhân không cư trú là cá nhân không đáp ứng được những điều kiện trên.

➤ Xác định thuế GTGT và thuế TNCN phải nộp

Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT

Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN

Trong đó:

>> Doanh thu tính thuế GTGT và thuế TNCN được xác định dựa trên khoản doanh thu mà cá nhân có được khi hoạt động sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực, ngành nghề;

>> Tỷ lệ % thuế GTGT và thuế TNCN trên doanh thu đối với ngành kinh doanh theo Khoản 2, Điều 12, Thông tư 103/2014/TT-BTC; Điều 2, Thông tư số 92/2015/TT-BTC được xác định như sau:

  • Với cá nhân cư trú:
    • Nếu phát sinh thu nhập dưới 100 triệu/năm thì không phát sinh các khoản thuế GTGT và thuế TNCN phải nộp;
    • Nếu phát sinh thu nhập trên 100 triệu/năm thì tỷ lệ % tính thuế GTGT và thuế TNCN như sau:
Ngành kinh doanhTỷ lệ % tính thuế
GTGTTNCN
Phân phối, cung cấp hàng hóa10.5
Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu52
Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu31.5
Hoạt động kinh doanh khác21

 

  • Với cá nhân không cư trú:
    • Tỷ lệ % thuế GTGT giống với cá nhân cư trú;
    • Tỷ lệ % tính thuế TNCN như sau:
Ngành kinh doanhTỷ lệ % tính thuế TNCN
Hoạt động kinh doanh hàng hóa1
Hoạt động kinh doanh dịch vụ5
Hoạt động sản xuất, xây dựng, vận tải và hoạt động kinh doanh khác2

 

Ví dụ 1: Ông Alex có quốc tịch Anh đến Việt Nam du lịch trong 3 tháng, tại đây ông được một người bạn giới thiệu tư vấn, thiết kế bản vẽ nhà ở cho công ty TNHH ABC trị giá 70 triệu đồng. Tại Vương Quốc Anh, ông có chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư được pháp luật nước Anh công nhận và cho phép hành nghề. Như vậy, theo Điều 1, Thông tư 111/2013/TT-BTC, có thể thấy ông Alex là cá nhân kinh doanh, nhưng không cư trú tại Việt Nam được tính theo từng lần phát sinh thu nhập. Giả định trong trường hợp này ông Alex không đủ điều kiện để kê khai trực tiếp tại Việt Nam thì công ty TNHH ABC có trách nhiệm khấu trừ và kê khai, nộp thay thuế GTGT và thuế TNCN cho cá nhân kinh doanh người nước ngoài.

  • Thuế GTGT phải nộp = 70 triệu x 5% = 3,5 triệu
  • Thuế TNCN phải nộp = 70 triệu x 5% = 3,5 triệu

>> Như vậy, tổng số thuế phát sinh phải nộp của ông Alex là 7 triệu đồng.

Ví dụ 2: Anh Jack đến sinh sống và làm việc tại Việt Nam được hơn 1 năm, tại đây anh thấy nhu cầu thị trường về đồ uống mang đi tại Việt Nam rất có tiềm năng. Anh quyết định đăng ký kinh doanh loại đồ uống này và được pháp luật chấp thuận. Tình hình kinh doanh ổn định, doanh thu mỗi tháng anh nhận về là 50 triệu đồng/tháng. Giả định anh Jack kinh doanh vào tháng 03/202x trở đi và có doanh thu ổn định và đáp ứng đủ điều kiện để kê khai trực tiếp thì số thuế phải nộp phát sinh như sau:

  • Thuế GTGT phải nộp = 50 triệu x 2% = 1 triệu
  • Thuế TNCN phải nộp = 50 triệu x 1% = 0,5 triệu

Như vậy, tổng số thuế phát sinh phải nộp của anh Jack là 1,5 triệu đồng.

Ví dụ 3: Cô Julie có quốc tịch Hà Lan đến Việt Nam làm cố vấn cấp cao cho công ty A thuộc tập đoàn AA-Group có trụ sở chính tại Hà Lan, tính từ ngày đầu tiên cô có mặt ở Việt Nam liên tục cho đến nay là được 18 tháng theo diện công tác và không phát sinh thu nhập từ tiền lương, tiền công tại Việt Nam. Tại đây cô được một người bạn giới thiệu để cô làm tư vấn viên về pháp luật định cư tại Hà Lan cho công ty TNHH MNC trị giá 7 triệu đồng/tháng. Tại Hà Lan, cô Julie có chứng chỉ hành nghề luật sư được pháp luật nước đất nước cô công nhận và cho phép hành nghề. Như vậy, theo Điều 3, Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/06/2015, có thể thấy cô Julie là cá nhân cư trú và tổng thu nhập của cô không quá 100 triệu đồng trong năm dương lịch nên không phát sinh thuế GTGT và thuế TNCN phải nộp.

Hỗ trợ giải đáp

Hỗ trợ giải đáp




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *