I. Các doanh nghiệm thuộc diện kiểm tra thuế:

  • Doanh nghiệp của bạn nằm trong kế hoạch kiểm tra của cơ quan thuế quản lý
  • Doanh nghiệp chạy rủi ro cao, bắt buộc phải kiểm tra, thanh tra thuế
  • Doanh nghiệp kiểm tra theo cách chọn ngẫu nhiên

Nhưng phần lớn doanh nghiệp được (hoặc bị) kiểm tra là nằm trong kế hoạch kiểm tra của cơ quan thuế quản lý. Bài viết hôm nay của mình sẽ tập trung vào doanh nghiệp kiểm tra theo kế hoạch của cơ quan thuế quản lý.

II. Quy trình kiểm tra thực tế:

  • Cán bộ phụ trách kiểm tra sẽ liên hệ trước với doanh nghiệp về kế hoạch kiểm tra để doanh nghiệp chuẩn bị. Thường trước khi kiểm tra chính thức tầm 2-3 tuần
  • Cán bộ thuế sẽ gửi list các hồ sơ cần chuẩn bị để kiểm tra
  • Nhận quyết định kiểm tra của cơ quan thuế
  • Làm việc, cung cấp hồ sơ, số liệu để giải trình
  • Ký biên bản làm việc, ký biên bản kiểm tra, thanh tra
  • Nhận quyết định xử lý sau khi kiểm tra, đóng thuế và tiền phạt ( nếu có) 

    III.Việc của doanh nghiệp chuẩn bị đón đoàn kiểm tra: 

  • Sau khi nhận được thông báo của cơ quan thuế về việc sẽ kiểm tra doanh nghiệp thường là nhận bằng điện thoại và email. Trong thông báo sẽ nói về kiểm tra năm nào và thời điểm nào sẽ kiểm tra
  • Doanh nghiệp xem lịch kiểm tra có phù hợp với doanh nghiệp hay không? Nếu phù hợp thì tiến hành chuẩn bị để đón đoàn kiểm tra. Chưa phù hợp thì xin dời lại lịch kiểm tra bằng lời nói hoặc bằng công văn. Thường thì không quá 2 tháng cho thuận lợi.
  • Doanh nghiệp cần kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ chứng từ gốc, file mềm sổ sách kế toán, cần chỉnh sửa gì thì chỉnh lại ngay trước khi cơ quan thuế kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp. Vì có quyết định kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp sẽ không thể nộp điều chỉnh hồ sơ được.https://ketoananphuc.com/ho-so-chung-tu-ke-toan-hang-nam-can-chuan-bi-cho-viec-quyet-toan-thue/
  • Dự báo ngân sách kiểm tra, thanh tra thuế. Chuẩn bị tiền để đóng thuế, đóng phạt và làm việc với cơ quan thuế khi kiểm tra thanh tra. Chuẩn bị trước tinh thần và tài chính vẫn luôn tốt hơn.

 

IV. Doanh nghiệp rà soát và chuẩn bị toàn bộ hồ sơ cứng trước khi đón đoàn kiểm tra: https://ketoananphuc.com/luu-y-lap-bao-cao-tai-chinh-quyet-toan-thue-2022/

  • Sắp xếp lại hóa đơn bán ra, mua vào theo niên độ kiểm tra. Theo đúng trật tự kê khai thuế GTGT hàng tháng, hàng quý
  • Chuẩn bị sổ phụ ngân hàng, ủy nhiệm chi, giấy báo nợ, giấy báo có để chứng minh thanh toán ngân hàng. Hóa đơn mua vào trên 20 triệu kẹp ủy nhiệm chi thanh toán qua ngân hàng vào
  • Hóa đơn mua vào của doanh nghiệp bỏ địa điểm kinh doanh phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ chứng minh thực tế có mua bán: ( Hóa đơn, hợp đồng, biên bản giao nhận hàng, ủy nhiệm chi thanh toán qua ngân hàng, hoặc phiếu thu bên bán nếu thanh toán bằng tiền mặt)
  • Rà soát và sắp xếp lại hợp đồng mua bán
  • Kiểm tra và đối chiếu lại bảng lương đã ký nhận tiền đầy đủ. Hợp đồng lao động đã có đủ chữ ký và khớp chữ ký bảng lương.
  • Sổ sách đã được in ra, ký tên, đóng dấu đầy đủ bao gồm:

+ Sổ nhật ký chung

+ Sổ cái

+ Sổ chi tiết

+ Sổ chi phí

+ Bảng phân bổ, khấu hao

+ Nhập xuất tồn

+ Phiếu thu chi

+ Phiếu xuất nhập kho

….

V. Doanh nghiệp chuẩn bị file mềm bằng exel sổ sách kế toán và báo cáo thuế:

  • Bảng kê chi tiết bán ra, mua vào theo trật tự báo cáo thuế GTGT của niên độ kiểm tra
  • Bảng khấu hao tài sản cố định
  • Bảng tính chi phí trả trước “TK 242”
  • Bảng tính lương, hợp đồng lao động
  • Tờ khai quyết toán thuế TNDN, thuế TNCN, Báo cáo tài chính
  • Bảng cân đối số phát sinh
  • Chi tiết công nợ phải trả cho người bán (từng đối tượng) “TK 331”
  • Chi tiết phải thu khách hàng (từng đối tượng) “TK 131”
  • Sổ sách kế toán: Sổ nhật ký chung, Sổ chi tiết, Sổ cái, sổ chi phí, sổ quỹ…
  • Báo cáo nhập xuất tồn nguyên vật liệu, hàng hóa, thành phẩm
  • Định mức thành phẩm, chi tiết công trình
  • Bảng chi tiết gốc và lãi vay trong kì ( Đối với doanh nghiệp có vay vốn ngân hàng

    VI. Giải trình quyết toán doanh nghiệp 
  • Thường chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, chứng từ, số liệu là đã hoàn thành được 80% quyết toán
  • Tinh thần là phải thật bình tĩnh, mềm mỏng và đôi lúc cứng rắn… phương châm có lợi cho doanh nghiệp và thuận lợi cho cơ quan thuế.
  • Giải trình số liệu cho cơ quan thuế:

+ Nguyên tắc nhỏ bỏ qua. Ví dụ loại vài cái hóa đơn tiếp khách vài trăm nghìn, hoặc hóa đơn siêu thị 1-2 triệu thì chấp nhận để có cái loại

+  Hóa đơn lớn mua bán thì bảo vệ: Ví dụ mua hàng của doanh nghiệp với lượng hàng lớn nhưng có thể thiếu xót về biên bản giao hàng hoặc xót hợp đồng thì cần phải bảo vệ chi phí trên. Liên hệ với khách hàng để chuẩn bị bổ sung đầy đủ hồ sơ

+ Cái khó chịu nhất là hóa đơn mua vào của doanh nghiệp bỏ địa điểm kinh doanh (Cơ quan thuế thích dùng từ doanh nghiệp bỏ trốn). Vẫn áp dụng nguyên tắc nhỏ bỏ qua, lớn bảo vệ đến cùng. Vì việc họ nghỉ kinh doanh hoặc bỏ địa điểm kinh doanh là do bên khách hàng, không liên quan đến doanh nghiệp mình. Doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ hóa đơn, hợp đồng, biên bản giao hàng, nghiệm thu, thanh toán và cam kết thực tế có mua bán kinh doanh để giải trình

+ Chi phí lương là chi phí 50-50, nếu thấy trong phạm vi ngân sách đã dự định trước thì loại ít lương để đóng thuế cho ngân sách nhà nước… Còn chi phí đã vượt xa ngân sách cần phải bảo vệ chi phí lương vì đây là chi phí phù hợp của doanh nghiệp

+ Tùy tình hình thực tế quyết toán mà cần bổ sung chứng từ hay ngoại giao phù hợp hơn

 

VII. Chốt quyết toán

  • Khi ra biên bản nháp để doanh nghiệp làm việc, giải trình thì cần hết sức bình tĩnh, vì thường sẽ đóng thuế và phạt rất cao. Và đây là list danh sách đê làm việc, giải trình chứ không phải biên bản cuối cùng. Doanh nghiệp kiểm tra, đối chiếu lại những khoản trên, bảo vệ những khoản phù hợp với chi phí doanh nghiệp
  • Thương lượng mức đóng thuế và chi phí làm việc phù hợp. Vì doanh nghiệp làm việc đã khó khăn, đóng thuế mà âm luôn tiền vốn thì lấy đâu ra tiền để kinh doanh tiếp được nữa. Nên cần chốt mức đóng thuế và chi phí hợp lý.
  • Đã thỏa thuận mọi thứ, nằm trong khả năng và phù hợp thì chốt ký biên bản
  • Lưu ý đã ký biên bản xong là khó sửa đổi được, nên phải xem kĩ và chốt được tiền đóng thuế và phạt bao nhiêu rồi hãy ký. Chưa thỏa mãn doanh nghiệp thì làm việc giải trình tiếp. Đã ký là xong, quyết định đã ra rồi thì không thể thu hồi, khó cứu vãn, lúc đó kiện tụng còn mệt và tốn chi phí hơn nhiềuVIII. Nhận quyết định và đóng thuế + Phạt

     

  • Xem quyết định đóng thuế và phạt đúng với thỏa thuận lúc ký biên bản hay chưa
  • Thấy OK thì đóng tiền
  • Mọi việc khép lại trong tâm thế vui vẻ đôi bên, lần sau gặp lại còn cười nói. Như vậy mới bền.

 

Kế Toán An Phúc với hơn 12 năm kinh nghiệm trong ngành tư vấn thuế, kế toán, kiểm toán, thành lập doanh nghiệp. Giúp doanh nghiệp yên tâm về thuế để tập trung sản xuất kinh doanh. Cần thông tin tư vấn liên hệ kế toán An Phúc: 0913.895.894 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Hỗ trợ giải đáp

Hỗ trợ giải đáp




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *